VĂN MIẾU ĐỒNG DI
Đăng lúc: Thứ tư - 05/02/2014 12:02 - Người đăng bài viết: admin
Chính sử triều Nguyễn ghi chép quá ít về việc học hành thi cử của xứ Đàng Trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Các nhà nghiên cứu viết về vấn đề này phần lớn cũng dựa vào chính sử, vì thế các bài biên khảo về học hành thi cử của Đàng Trong cũng không có gì mới so với những ghi chép của Lê Quí Đôn trong Phủ biên tạp lục hay của QSQ triều Nguyễn trong Đại Nam thực lục tiền biên. Vì lẽ đó, điền dã để tìm kiếm thêm những sử liệu bổ sung là việc cần làm trong nghiên cứu về giáo dục thời các chúa Nguyễn.
Hơn 200 năm Trịnh Nguyễn phân tranh, quả Đàng Trong có nhiều nhân tài trên cáclĩnh vực, không những giúp nhà Chúa mở mang và củng cố Đàng Trong, chống được sức ép của chúa Trịnh Đàng Ngoài mà còn mở mang bờ cõi về phía nam và là tiền đề cho họ Nguyễn hoàn thành đế nghiệp với Đại Nam cường thịnh so với các nước ở khu vực Đông Á vào tiền bán thế kỷ 19. Như thế việc giáo dục không chỉ là việc nhà chúa tổ chức các kỳ thi mà thôi, chắc chắn các chúa Nguyễn Đàng Trong còn có những chính sách giáo dục để đào tạo nhân tài.
Điền dã ở các làng ở Thừa Thiên-Huế, chúng tôi thấy ngoài dấu tích các văn miếu của chánh dinh, kinh thành như văn miếu Triều Sơn, văn miếu Long Hồ …còn có những văn miếu huyện, làng khá bề thế như ở các làng Thế Lai, Phú Xuân, Dưỡng Mong, Dã Lê, Đồng Di, Thần Phù… Nếu chỉ có Văn miếu-học cung ở thủ phủ, chánh dinh, kinh thành Phú Xuân thì e rằng không đủ nhân tài để nhà chúa bổ dụng vào các chức vụ như Văn Chức, Nha úy, Ký lục , Tri phủ , Tri huyện…Do vậy cần nghiên cứu các tổ chức giáo dục cấp phủ, huyện để hiểu thêm giáo dục Đàng Trong . Để minh chứng việc chúa Nguyễn chăm lo giáo dục đến cấp huyện, chúng tôi xin trình bày lịch sử văn miếu Đồng Di, mặc dầu văn miếu cấp huyện nhưng cơ sở văn hóa giáo dục này là một trong những lò đào tạo sĩ tử, có nhiều người đỗ đại khoa ở Đàng Trong.
Huấn đạo, Lễ sinh là các quan lo việc học hành thi cử cấp phủ, huyện:
Từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, chúa đã đặt các chức HUẤN ĐẠO, LỄ SINH để lo việc tế tự ở Văn miếu, linh từ của phủ, huyện và các đền miếu khác. Ngoài việc tế tự, các vị Huấn Đạo, Lễ Sinh còn có nhiệm vụ tổ chức học hành thi cử ở phủ, huyện nữa. Các chức này do nhà chúa lấy các vị trúng cách hạng ất trong các kỳ “thu vi hội tế”, có chức danh sinh đồ, để bổ dụng. Thường các lớp vỡ lòng là do các thầy đồ, cỡ văn bằng sinh đồ, nhiêu học, đỗ hạng bính kỳ hội thí mùa thu, và nhiêu học truyển trường trong kỳ “ quận thí mùa xuân” ở trấn dinh, phụ trách. Các vị thầy này không có lương nhà nước nhưng được miễn lính, miễn đóng tiền sai dư, nghĩa là các thầy vẫn được nhà chúa chiếu cố, tạo điều kiện cho các thầy tổ chức dạy học ở hương thôn. Lớp học có thể tổ chức ở nhà thầy hoặc ở nhà các gia đình khá giả “đăng cai”, học trò có thể đến học và bãi học thì có thể về nhà. Tiền gạo cho thầy thì các gia đình đậu góp để cùng lo. Khi học trò đọc thông viết thạo thì có thể đến học các thầy nổi tiếng và có thể đến học hiệu , học cung ở Văn miếu huyện, dự những buổi bình văn, giảng sách…do các quan huấn đạo tổ chức định kỳ. Khi có “quận thí mùa xuân” thì quan huấn đạo, phối hợp với quan Chánh dinh tổ chức cho học trò thi nhiêu học tuyển trường trước khi tuyển binh…
Ảnh 1 : Lớp ấu học ở nhà thầy đồ thanh bạch, thầy áo sờn vai, trò áo vá.
Ảnh 2: Lớp sơ học tại nhà thầy đồ khá giả.
Không có những ghi chép chi tiết về việc tổ chức dạy và học ở Đàng Trong trong chính sử, tuy nhiên các kỳ thi có giám khảo, giám thị… thí sinh trúng cách và phương thức bổ dụng thì Lê Quí Đôn có ghi chép trong Phủ Biên Tạp Lục : “ Ở Thuận Quảng và Phiên trấn, từ Đoan quốc công Nguyễn Hoàng đến Đỉnh quốc công Nguyễn Phúc Chú trong khoảng bảy đời, cứ 5 năm thì khiến học trò các huyện đến cả trấn dinh mà thi một ngày, thơ một bài, văn một bài, lấy tri phủ tri huyện làm sơ khảo, ký lục bản dinh làm phúc khảo, lấy đỗ bao nhiêu người, khai đủ họ tên, nộp tại quan cai bạ phó đoán sự, cho làm nhiêu học tuyển trường, miễn cho tiền gạo sai dư trong 5 năm, gọi là quận thí mùa xuân, đó là phép đặt trường tuyển lính, thì lấy nhiêu học miễn lính ở đầu thời Trung hưng. Cứ 9 năm thì học trò các phủ huyện đều đến thi ở dinh Phú Xuân. thi chỉ 3 ngày, ngày thứ nhất văn tứ lục 3 bài, ngày thứ hai thơ phú mỗi thể một bài, ngày thứ ba sách văn một bài; lấy quan văn chức, tri phủ tri huyện làm sơ khảo, nha úy làm giám khảo, ngoại tả ngoại hữu làm giám thi; lấy trúng cách bao nhiêu người khai sổ đệ nộp. Họ nguyễn phê định ba hạng, hạng giáp là hương cống, bổ làm tri phủ, tri huyện, hạng ất là sinh đồ bổ làm học quan, huấn đạo, hạng bính cũng là sinh đồ, hoặc bổ làm lễ sinh, hoặc cho làm nhiêu học cả đời; treo bảng ở trước công đường, gọi là hội thí mùa thu, đó là phép ba năm một khoa thi hương thường làm vậy. Họ Nguyễn lại thi một bài thơ để định cao thấp mà bổ chức, người ta cũng gọi là thi đình.”( s đ d , tr 152).
Để minh họa , chúng tôi rút những thông tin từ ĐNTLTB và kê trong bảng sau:
Qua bảng kê nói trên, ta có thể thấy thời chúa Nguyễn Phúc Lan và chúa Nguyễn Phúc Chu, việc tổ chức các kỳ thi tương đối tốt , nhiều người trúng cách khoa chính đồ và hoa văn . Riêng thời chúa Nguyễn Phúc Tần, chiến tranh liên miên nên chúa mở khoa thi Thám phỏng (hỏi thêm tình hình Đàng Ngoài), hầu như lo tuyển lính chứ rất hạn chế tuyển nhiêu học vì nhà chúa sợ các quan khi tổ chức tuyển trường ăn hối lộ để cho học trò trúng cách nhiêu học quá nhiều ( vì nhiêu học được miễn lính, miễn đóng sai dư)…Chúa Nguyễn Phúc Tần cũng bỏ kỳ thi Hoa văn (thi viết chữ đẹp, được tuyển thơ lại) mà tổ chức thi Thám phỏng để tuyển những nho sinh nắm được thực tiễn xã hội, chính trị, quân sự cả hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài. Còn chúa Nguyễn Phúc Chu từng tổ chức thi Đình, có khi tự tay ra đề cho thí sinh, đủ thấy vị chúa này rất quan tâm đến lãnh vực giáo dục .
Lê Quí Đôn từng nhận định : “ Họ Nguyễn trước chuyên giữ một phương chỉ mở thi hương, song chuyên dùng lại tư, không chuộng văn học, ít thu lượm được người tuấn dị…Người đậu thi hương, bắt đầu bổ làm tri phủ tri huyện , chỉ coi việc kiện tụng, thứ nữa là làm ký lục thì chỉ giữ việc đòi thu thuế khóa, những kế lớn mưu lớn thì không hỏi han gì đến , còn bọn tiểu học hậu sinh thì cũng không có sự nuôi dạy tác thành. [Thế mà ] văn mạch một phương , dằng dặc không dứt, thực đáng khen lắm!”(s đ d . tr242)
Hình 3: Các vị trúng cách được đãi tiệc thời vua Nguyễn
Liệu nhận định của Lê Quí Đôn về giáo dục Đàng Trong có chính xác không ?
Chỉ mới nghiên cứu mặt giáo dục ở làng Đồng Di thôi, chúng ta đã thấy có huấn đạo, lễ sinh do chúa Nguyễn bổ dụng. Các nhiêu học truyển trường không những được miễn lính, miễn tiền sai dư. Làng có văn miếu được cấp học điền, được miễn tô thuế ở các ruộng lễ văn miếu. Các vị nhiêu học không bổ làm quan nhưng miễn tiền sai dư, không bắt lính là một hình thức tạo điều kiện cho các vị làm thầy đồ ở các làng , lo dạy học trò lớp ấu học, sơ học, trung học để dự thi nhiêu học ở trấn dinh. Không có phương sách hay về giáo dục thì làm sao có “văn mạch một phương, dằng dặc không dứt” được!
Đồng Di là một trong những làng có nhiều vị khoa bảng và hiển đạt :
Làng Đồng Di được thành lập vào thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Đặc biệt các vị khai canh xuất thân là những nhà nho khoa bảng, từng đổ cao trong các kỳ “thu vi hội thí”, được bổ dụng Ký lục, Văn chức, về sau có Hàn Lâm, Thị Giảng…Ngày xưa các nho sĩ coi Khổng Tử là thánh nhân và khi họ đỗ đạt vinh hiển, hoặc chưa đỗ đạt nhưng có mở lớp dạy học trò thì họ thường tổ chức thờ phụng , tế lễ vị vạn thế sư biểu họ Khổng. Văn miếu Đồng Di được hình thành như thế.
Vị đệ nhất khai canh của làng là Phạm Quang Hựu , nho sĩ trúng cách khoa Chính đồ được bổ Văn chức, bạn tâm phúc với thế tử Nguyễn Phúc Lan thời Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên. Văn chức Phạm Quang Hựu từng xung phong giữ chức Ký lục Quảng Nam để theo dõi bào đệ Nguyễn Phúc Anh của thế tử. Khi Nguyễn Phúc Nguyên mất, thế tử kế thống thì Nguyễn Phúc Anh làm phản, Ký lục Phạm Quang Hựu bí mật báo với Nguyễn Phúc Lan và chúa Nguyễn dẹp được loạn. Sau khi trừ loạn Nguyễn Phúc Anh, Phạm Quang Hựu về Chánh dinh được giữ chức Nội tán, tước Vân Hiên hầu. Vân Hiên Hầu là đại thần trung nghĩa, khi ở chức Nội tán , từng can gián chúa Nguyễn Phúc Lan khi chúa suýt phạm thói tửu sắc hoặc xa xỷ. Em trai của Vân Hiên Hầu là Chiêu Đức Bá Phạm quí công ( khuyết danh), từng đổ khoa Chính đồ, được bổ dụng Văn chức, khai canh Đồng Di Đông. Về sau, thời vua Thành Thái, Duy Tân, các vua từng sắc phong ông là Hàn Lâm Viện Chiêu Đức Bá . Có khả năng ngài Nha úy Lê Quang Hiến là thân phụ của Lê Quang Tri, Lê Quang Đại. Khi Lê Quang Đại ra làm quan thì có nhà ở làng Xuân Hòa, còn Lê Quang Tri tiếp tục ở Đồng Di. Lê Quang Tri là thân phụ của Lê Cao Kỷ. Khi Lê Cao Kỷ hiển đạt , giữ chức thị giảng quốc sư, đã xây dựng Văn miếu Đồng Di.
Ảnh 4: Sắc phong thần do vua Duy Tân ban năm 1909.
Sau đây là phần phiên âm và dịch nghĩa của đạo sắc:
SẮC CHỈ THỪA THIÊN PHỦ, PHÚ VANG HUYỆN, ĐỒNG DI XÃ, TÔNG TIỀN PHỤNG SỰ ĐOAN TÚC DỰC BẢO TRUNG HƯNG CHÁNH QUẢN THỊ GIẢNG QUỐC SƯ TUẤN ĐỨC HẦU LÊ CÔNG CHI THÀN, ĐOAN TÚC DỰC BẢO TRUNG HƯNG CHÁNH QUẢN NỘI TÁN KHAI CANH TÂY THỔ VÂN HIỀN HẦU PHẠM CÔNG CHI THẦN, DỰC BẢO TRUNG HƯNG LINH PHÒ KHAI CANH ĐÔNG THỔ CHIÊU ĐỨC BÁ PHẠM CÔNG CHI THẦN, TIẾT KINH BAN CẤP SẮC PHONG CHUẨN KỲ PHỤNG SỰ.
DUY TÂN NGUYÊN NIÊN, TẤN QUANG ĐẠI LỄ KINH BAN BẢO CHIẾU ĐÀM ÂN LỄ LONG ĐĂNG TRẬT ĐẶC CHUẨN Y CỰU PHỤNG SỰ DỤNG CHÍ QUỐC KHÁNH NHI THÂN TỰ ĐIỂN.
KHÂM TAI
DUY TÂN TAM NIÊN BÁT NGUYỆT THẬP NHẤT NHẬT (có đóng ấn)
Dịch nghĩa:
Sắc chỉ cho phủ Thừa Thiên, huyện Phú Vang, xã Đồng Di; từ trước đã phụng sự các lễ tiết của các vị thần:
Đoan túc Dực bảo trung hưng Chánh quản Thị Giảng Quốc Sư Tuấn Đức Hầu Lê công.
Đoan túc Dực bảo trung hưng Chánh quản Nội Tán khai canh Tây thổ (vùng đất phí a Tây của làng) Vân Hiền Hầu Phạm công.
Dực bảo trung hưng linh phò khai canh đông thổ (vùng đất phía Đông của làng) Chiêu Đức Bá Phạm Công.
Các vị thần này đã từng được sắc phong y chuẩn việc thờ phụng.
Năm Duy Tân nguyên niên, nhân dịp lễ tấn quang từng ban bảo chiếu đàm ân (truy cập đến các tổ tiên đời trước) cho thăng trật chuẩn y việc thờ phụng như trước, để ghi lại nền phúc khánh của nước nhà và bày ra khuôn phép của việc tế tự.
Khâm Tai
Duy Tân năm thứ ba, tháng tám, ngày 11.
Ai là người có công xây dựng Văn miếu Đồng Di và biến văn miều này thành quan miếu?
Lê Quang Hiến từng tâu xin chúa Nguyễn miễn sưu thuế một số ruộng để làng Đồng Di lo tế lễ Khổng Tử và khai canh Vân Hiền Hầu, thường năm ngày tế lễ có tổ chức ca xướng kiểu văn nghệ dân gian. Làng xếp Lê Quang Hiến là người có công hàng đầu, sau Vân Hiền Hầu , Chiêu Đức Bá. Như thế tiền thân của Văn miếu Đồng Di là do Lê Quang Hiến tổ chức, có thể là miếu thờ cỡ nhỏ ở học hiệu , nơi ngài dạy học khi hưu trí.Có khả năng , Lê Quang Đại ( con trai của Lê Quang Hiến ) từng theo học ở học hiệu Đồng Di, sau khi đỗ đạt , được bổ dụng thì không ở Đồng Di nữa. Lê Quang Đại từng thường trú ở Hà Khê khi đã giữ chức Hộ Bộ kiêm Binh Bộ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương.
Nhưng người bỏ công bỏ của, quyên góp để xây dựng văn miếu bề thế , tấu trình lên chúa Nguyễn Phúc Khoát , biến văn miếu làng thành quan miếu của huyện Phú Vang là Tuấn Đức hầu Lê Cao Kỷ, thị giảng quốc sư thời võ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Chúng tôi xin trích một đoạn ghi chép sự kiện này trong Hương phổ Đồng Di :
Ảnh 5: Một trang của Hương Phổ Đồng Di (bản B 1969)
có ghi chép Tuấn Đức hầu Thị Giảng Quốc Sư .
Phần phiên âm: “ Sơ thời công gia tại hạ ấp , nam cận lý lộ , bắc cận tiền Tri huyện Huệ thổ trạch. Hậu thăng vi quốc sư nãi mãi Hồ tộc chi thổ viên, kiến lâp văn miếu ngũ gian , tồn hậu điện thổ lập vi gia trạch. Văn miếu thành tấn vi quan miếu , tấu thỉnh lễ sanh nhị viên, huấn đạo nhất viên , ứng hậu tại miếu. Hữu khắc tứ đạo đề cương thơ bản tác quỵ , thơ bản tàng tại tả hữu điện . Tứ phương sĩ tử , vân tập ấn chi.”
Dịch nghĩa : “ Thời trước ngài có nhà ở cuối làng, nam gần đường cái, bắc gần trước đất nhà của ông tri huyện Huệ . Về sau ngài được thăng quốc sư bèn mua đất vườn của họ Hồ , dựng văn miếu 5 gian, còn phần đất sau miếu thì dựng nhà riêng. Khi dựng xong văn miếu thì văn miếu trở thành quan miếu, ngài tâu với chúa mời hai viên lễ sinh, một viên huấn đạo đến làm việc ở miếu. Phía phải miếu thờ có khắc 4 đạo đề cương , cùng các bài thơ sáng tác, cất giữ ở tả hữu điện. Sĩ tử bốn phương thường lui tới sinh hoạt ở miếu…”
Sự dị biệt nghiêm trọng ở hai Hương phổ và hai tư văn nghi tiết :
Đọc hương phổ Đồng Di thấy hai bản sao năm 1966 và 1969 có những điểm dị biệt , nhất là những ghi chép về ngài Hiến Đức hầu. Vậy phải điều tra nguyên nhân về những dị biệt ấy . Một nguồn tài liệu rất quan trọng khác, cần tra cứu , đó là tư văn tế lễ, trong đó người xưa đã sắp hạng các vị khai canh được phong thần.
Ở làng Đồng Di hiện nay , cụ Đinh Như Đay còn phụng giữ hai thư tịch quan trọng:
- Tư văn tế tự nghi tiết ( bản A);
- Đồng Di xã nghi thức tế văn (bản B).
Cả bản A và bản B đều là bản sao từ bản cũ, bản A được sao từ bản cũ mà làng đã đốt, còn bản B là được sao từ bản A.
Bản A gồm 16 trang., người chịu trách nhiệm sao chép từ bản cũ là cựu tộc trưởng Đinh Viết Áp . Thật vậy ở trang 16 có ghi:
“Tuế thứ Bính Ngọ niên thập nhất nguyệt nhị thập bát nhật.
Hướng thượng tân tự chỉ cọng thập lục trương .
Phụng thừa sao cựu tộc trưởng Đinh Viết Áp tự
Ảnh 6: Trang 16 của bản A.
Bản B gồm 8 trang , người sao là Nguyễn Phúng . Thật vậy ở trang 9 ( trang phụ) có ghi : “ Tuế thứ Kỷ Dậu niên thập nguyệt thập tam nhật .
Tự chỉ cọng tám trương phụng sao y nguyên văn cựu bản . Nguyễn Phúng phụng tả.”.
Ảnh 7: Trang cuối ( phụ trang thứ 9) của bản B.
Để thấy độ tin của 2 thư tịch , chúng tôi xin trích các vị nhân thần của Đồng Di được ghi theo hạng bậc một cách tôn kính trong hai bản A, B như sau:
Bản A: 1/Quang ý Đoan túc dực bảo trung hưng chánh dinh Nội tán Tham khảm khai canh triệu cơ Tây thổ Vân Hiên Hầu Phạm quí công.
2/ Đoan túc dực bảo trung hưng linh phò Hàn lâm viện khai canh triệu cơ Đông thổ Chiêu Đức Bá Phạm quí công.
3/ Chánh dinh Tham nghị tặng Đôn Hậu công thần đặc tấn trụ quốc Vinh lộc đại phu đại lý tự khanh Hiến Đức Hầu Lê quí công.
4/ Quang ý Đoan túc dực bảo trung hưng Chánh dinh Thị giảng quốc sư Tham khảm khai canh Tuấn Đức hầu Lê quí công.
5/ Quảng nam dinh ký lục tặng Đại lý tự khanh Tham nghị khai canh Triêm Ân Hầu Phạm quí công…
Bản B: 1/ Quang ý Đoan túc dực bảo trung hưng linh phò chánh dinh Nội tán tham khảm khai canh triệu cơ Tây thổ Vân Hiên Hầu Phạm quí công.
2/ Đoan túc dực bảo trung hưng linh phò hàn lâm viện khai canh triệu cơ Đông thổ Chiêu Đức Bá Phạm quí công tôn thần.
3/Quang ý Đoan túc dực bảo trung hưng Chánh dinh Thị giảng Quốc sư Tham khảm khai canh Tuấn đức hầu Lê quí công tôn thần .
4/ Đoan túc dực bảo trung hưng linh phò Quảng Nam dinh Ký lục tặng Đại lý tự khanh Tham nghị khai canh Triêm Ân Hầu Phạm quí công tôn thần .
5/ Đoan túc dực bảo trung hưng linh phò Chánh dinh Tham nghị tặng Đôn hậu công thần Đặc tấn trụ quốc kim tử vinh lộc đại phu Đại lý tự khanh khai canh Hiến Đức Hầu Lê quí công tôn thần .
Đối chiếu hai bản thì thấy bản B không sao y nguyên văn bản A, người phụng sao đã thêm nhiều nhân thần vào tư văn; nghiêm trọng nhất là đã đưa ngài Hiến Đức hầu Lê Quí công từ hàng thứ ba xuống hàng thứ năm. Khi bổ sung hương phổ năm 1966, 1969 làng đã tham khảo bài viết của cụ Bửu Kế trên tạp chí BKSG để tôn tạo hương phổ và soạn lại tư văn nghi tiết. Làng đã nhập hai vị Lê Quang Hiến ( thời chúa Nguyễn Phúc Chu) và Lê Quang Vĩ (con nuôi Tuấn Đức hầu Lê Cao Kỷ,thời chúa Nguyễn Phúc Khoát) thành một vị Hiến Đức Hầu .Hậu quả là làng đã gây bức xúc cho một phái họ Lê Quang Đồng Di. Cụ Đinh Như Nhưng , cựu trưởng phái họ Đinh Như từng trong ban nhạc lễ của làng kể lại năm 1969 làng tế thần , sau khi đọc sớ thì một cụ thuộc phái Lê quang đã lấy tờ sớ không cho làng đốt vì quá bức xúc. Không bức xúc sao được khi cụ tổ họ Lê trở thành con nuôi của Thị giảng quốc sư, thế thứ tụt xuống 4 đời và cụ tổ Hiến Đức Hầu vào năm 1966 còn đứng hàng thứ 3, lại bị giáng xuống làm hàng thứ 5 vào năm 1969(?). Tất nhiên trong tế lễ năm 1969, làng dùng bản B(1969) để viết văn sớ. May thay cụ Đinh Như Đay còn giữ bản A, tức bản cũ, trong bản này Hiến Đức Hầu là tiên hiền trên cả Tuấn Đức Hầu. Ngoài ra , con của Hiến Đức Hầu Lê Quang Hiến là Hộ Bộ kiêm binh bộ Lê Quang Đại , không có trong tư văn 1966 , bỗng nhiên lại có mặt trong tư văn 1969 và trong văn sớ .Ông này mất năm 1745 thì rất vô lý khi phải làm con của Lê Quang Vĩ( con nuôi của Tuấn Đức hầu), lại về Hà Trung để khai canh làng Bàn Môn trong những năm đầu triều Thiệu Trị, dựng nhà thờ để thờ Hiến Đức Hầu Lê Quang Vĩ . Hương phổ làng Đồng Di chép rằng các vị chức sắc của làng từng sắm lễ vật, về Bàn Môn kỵ ngài Hiến Đức Hầu.
Vấn đề đã rõ, làng Đồng Di đã nhầm lẫn ngài Lê Quang Vĩ, con nuôi của Lê Cao Kỷ , với ngài Lê Quang Hiến là ông nội của Lê Cao Kỷ và đã đưa ngài Hộ Bộ kiêm Binh Bộ Lê Quang Đại vào hương phổ , văn sớ ; thậm chí còn ghi mộ của Hộ Bộ kiêm Binh Bộ là “ lăng Ba Vành”. Thật trớ trêu khi nhóm các nhà nghiên cứu khẳng định lăng Ba Vành là lăng của Lê Quang Đại là dựa vào Hương phổ Đồng Di, trong khi làng Đồng Di khi sửa lại Hương phổ Đồng Di năm 1966, lại thêm Hộ Bộ kiêm Binh Bộ Lê Quang Đại vào là dựa vào bài viết của cụ Bửu Kế năm 1961! Trước năm 1966, làng Đông Di không bao giờ biết Hộ Bộ kiêm Binh Bộ Lê Quang Đại .
Như chúng tôi đã chứng minh trong bài nghiên cứu trước đây, làng Đồng Di từng xếp ngài Lê Quang Hiến trước Thị giảng quốc sư Tuấn Đức Hầu, vì ngài Lê Quang Hiến là ký lục, nha úy từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu, trước Thị giảng quốc sư Lê Cao Kỷ hai đời. Ngài Lê Cao Kỷ có con trai là Lê Quang Liêm, con nuôi là Lê Quang Vĩ. Khi Thị giảng quốc sư bị Trương Phúc Loan bức tử năm 1766 thì Lê Quang Vĩ trốn vào nam theo Tây sơn. Năm 1786 ngài không còn ở Đồng Di nữa nhưng trở lại Đồng Di để sùng tu văn miếu cùng từ đường họ Lê phía sau văn miếu. Làng Đồng Di nhầm Lê Quang Vĩ là Lê Quang Hiến , khi trình Bộ Lễ Nam triều, thời Thành Thái để xin phong thần thì Hiến Đức hầu không được phong, do vị nhân thần này có hành trạng không rõ ràng. Hơn nữa nếu Hiến Đức Hầu là Lê Quang Vĩ thì ông này từng có quan hệ với Tây Sơn nên Bộ Lễ triều Nguyễn không phong thần là tất nhiên. Tuy nhiên khi viết Hương phổ Đồng Di vào năm Thiệu Trị nhị niên, cũng như viết tư văn nghi tiết tế lễ, ngài Đinh Như Kinh vẫn theo người xưa xếp Hiến Đức Hầu ( Lê Quang Hiến ) trên Thị giảng quốc sư Lê cao Kỷ và không hề biết Hộ Bộ kiêm Binh bộ Lê Quang Đại, vì ông này đã không còn sống ở làng từ lâu.
Lê Quang Vĩ từng trùng tu văn miếu .Hương phổ Đồng Di chép: “Sơ thời Chánh dinh Ký lục quan [ Tuấn Đức Hầu Lê Cao Kỷ] kiến lập văn miếu chánh điện ngũ gian . Chí Tham nghị quan [Lê Quang Vĩ] tái sùng tu văn miếu chánh điện , cập tăng tác tiền đường nghi môn thạch thành bàn kỹ, cực kỳ quan mỹ, tứ vi dai hữu chuyên tường miếu tích , tịnh tả hữu dai chế long phụng hình, cực kỳ chế độ”…
Hiện trạng văn miếu Đồng Di:
Cụ Đinh Như Kinh khi soạn Hương phổ Đồng Di cho biết Văn miếu Đồng Di nhiều lần do lụt lớn nên bị hư hại nặng. Văn miếu cũng bị hư hại nặng thời Tây Sơn. Có khi do làng đứng ra quyên góp để tôn tạo, mà cũng có khi do các vị quan lớn của làng đứng ra trùng tu. Cho đến năm 1969, dẫu văn miếu có hư hại do chiến tranh nhưng làng Đồng Di vẫn còn tổ chức tế lễ Đức Khổng Tử và ngài Thị Giảng Quốc Sư. Thế nhưng hiện nay văn miếu Đồng Di chỉ là một phế tích, còn một nghi môn bị rễ cây bồ đề bao phủ và đoạn tường loang lỡ bao trước mặt văn miếu . Chỉ cần xem xét các loại gạch của nghi môn này cũng biết làng từng tận dụng các loại gạch của các thời trước để tôn tạo văn miếu . Lác đác thấy vài viên đá kê cột , gần dấu vết nền móng văn miếu, có thể hình dung văn miếu Đồng Di xưa là một công trình kiến trúc khá bề thế.
Ảnh 8 : Nghi môn của Văn miếu Đồng Di
và dãy tường phía trước văn miếu còn sót lại của phế tích.
Ảnh 9: Các loại gạch bìa của nghi môn văn miếu Đồng Di.
Ảnh 10: Đá kê cột Văn miếu Đồng Di
Lại có một chậu hóa sớ giấy, đồ mã…được tạo tác bắng đá gạch nằm phía phải sau nền miếu …thì có thể biết được đường thần đạo của văn miếu xưa và vuông góc đường thần đạo của từ đường Thị Giảng Quốc Sư . Di vật này nằm trước từ đường thờ Hiến Đức Hầu ( Lê Quang Hiến , từng giữ chức Ký lục, Nha úy Chánh Dinh), Thị giảng quốc sư Tuấn Đức Hầu Lê Cao Kỷ , Tham Nghị Lê Quang Vĩ…
Ảnh11: Chậu hóa vàng mã trước từ đường Hiến Đức Hầu, Tuấn Đức Hầu…
Tiền thân của từ đường này là học hiệu do Hiến Đức Hầu dựng, nơi từng có tế lễ Đức Khổng Tử và có hộ ca xướng . Về sau người cháu Lê Cao Kỷ thành danh, dựng văn miếu Đồng Di với nhà 5 gian bề thế ở bên trái của học hiệu. Quan Tham Nghị Lê Quang Vĩ( con nuôi của Tuấn Đức Hầu Lê Cao Kỷ đã từng sùng tu văn miếu Đồng Di và xây dựng nghi môn và tường bao .
Hướng đề xuất :
Văn miếu-Học hiệu Đồng Di là một bằng chứng vật thể về việc chúa Nguyễn từng cử học quan, huấn đạo, lễ sinh lo việc học hành thi cử đến cấp huyện.
Và cũng nhờ việc nghiên cứu ở Đồng Di , chúng tôi rõ vì sao Đại Nam Chính biên liệt truyện ghi Hộ Bộ kiêm Binh Bộ Lê Quang Đại có nguyên quán Phú Vang. Nhưng vì sau khi ra làm quan thì không còn sống ở làng Đồng Di, chẳng có công đức gì với làng Đồng Di. Lê Quang Đại đã rời làng và thường trú tại làng Xuân Hòa, ông là người họ Lê duy nhất từng làm Hộ Bộ kiêm Binh bộ thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát và trong lịch sử Việt nam . Thời Lê Thánh Tông không có một thượng thư Bộ Hộ kiêm thượng thư Bộ Binh như chúng tôi từng chứng minh trước đây… Làng Đồng Di đã thêm Hộ Bộ kiêm Binh Bộ Lê Quí công vào hương phổ và tư văn nghi tiết từ năm 1966 với những dòng y như những dòng viết về Hộ Bộ kiêm Binh Bộ trong bài viết của cụ Bửu kế năm 1961.
Nhân đây chúng tôi cũng rất mong nhà nước tiến hành khảo sát các di tích thuộc làng Thanh Thủy, Đồng Di, Công Lương như Cầu Ngói Thanh Toàn, Miếu Đôi , Văn miếu Đồng Di, đình làng Đồng Di, Phủ thờ Duệ Tôn Nguyễn Phúc Thuần , phủ Công Lương ( theo nghiên cứu của chúng tôi thì phủ này có tiền thân là biệt thự Phấn Dương của Trương Phúc Loan…) để sớm qui hoạch các di tích này thành cụm di tích thời chúa Nguyễn. Ngoài việc bảo tồn tôn tạo, cụm di tích này là nơi có thể tổ chức các hình thức ca xướng dân gian ở văn miếu Đồng Di , hoặc những hoạt động học hành thi cử thời chúa Nguyễn Đàng Trong, hoặc làm sống dậy trang sử biểu tình chống thuế, chống sưu ( tức chống thực dân Pháp mà trung tâm là phủ Công Lương)…Chúng tôi sẽ công bố những nghiên cứu của chúng tôi nhằm chứng minh chồng của bà Trần Thị Đạo là khâm sai Phan Trọng Phiên ( sau đổi là Phan Lê Phiên) và tiền thân của phủ Công Lương là biệt thự Phấn Dương của Trương Phúc Loan. Hy vọng vùng Thanh Thủy-Đồng Di-Vân Thê – Công Lương- Vân Dương sẽ trở thành một cụm di tích lịch sử văn hóa quan trọng đối với khoa học lịch sử và đối với hoạt động du lịch của tỉnh nhà.
Huế-20-11-2008
Điền dã ở các làng ở Thừa Thiên-Huế, chúng tôi thấy ngoài dấu tích các văn miếu của chánh dinh, kinh thành như văn miếu Triều Sơn, văn miếu Long Hồ …còn có những văn miếu huyện, làng khá bề thế như ở các làng Thế Lai, Phú Xuân, Dưỡng Mong, Dã Lê, Đồng Di, Thần Phù… Nếu chỉ có Văn miếu-học cung ở thủ phủ, chánh dinh, kinh thành Phú Xuân thì e rằng không đủ nhân tài để nhà chúa bổ dụng vào các chức vụ như Văn Chức, Nha úy, Ký lục , Tri phủ , Tri huyện…Do vậy cần nghiên cứu các tổ chức giáo dục cấp phủ, huyện để hiểu thêm giáo dục Đàng Trong . Để minh chứng việc chúa Nguyễn chăm lo giáo dục đến cấp huyện, chúng tôi xin trình bày lịch sử văn miếu Đồng Di, mặc dầu văn miếu cấp huyện nhưng cơ sở văn hóa giáo dục này là một trong những lò đào tạo sĩ tử, có nhiều người đỗ đại khoa ở Đàng Trong.
Huấn đạo, Lễ sinh là các quan lo việc học hành thi cử cấp phủ, huyện:
Từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, chúa đã đặt các chức HUẤN ĐẠO, LỄ SINH để lo việc tế tự ở Văn miếu, linh từ của phủ, huyện và các đền miếu khác. Ngoài việc tế tự, các vị Huấn Đạo, Lễ Sinh còn có nhiệm vụ tổ chức học hành thi cử ở phủ, huyện nữa. Các chức này do nhà chúa lấy các vị trúng cách hạng ất trong các kỳ “thu vi hội tế”, có chức danh sinh đồ, để bổ dụng. Thường các lớp vỡ lòng là do các thầy đồ, cỡ văn bằng sinh đồ, nhiêu học, đỗ hạng bính kỳ hội thí mùa thu, và nhiêu học truyển trường trong kỳ “ quận thí mùa xuân” ở trấn dinh, phụ trách. Các vị thầy này không có lương nhà nước nhưng được miễn lính, miễn đóng tiền sai dư, nghĩa là các thầy vẫn được nhà chúa chiếu cố, tạo điều kiện cho các thầy tổ chức dạy học ở hương thôn. Lớp học có thể tổ chức ở nhà thầy hoặc ở nhà các gia đình khá giả “đăng cai”, học trò có thể đến học và bãi học thì có thể về nhà. Tiền gạo cho thầy thì các gia đình đậu góp để cùng lo. Khi học trò đọc thông viết thạo thì có thể đến học các thầy nổi tiếng và có thể đến học hiệu , học cung ở Văn miếu huyện, dự những buổi bình văn, giảng sách…do các quan huấn đạo tổ chức định kỳ. Khi có “quận thí mùa xuân” thì quan huấn đạo, phối hợp với quan Chánh dinh tổ chức cho học trò thi nhiêu học tuyển trường trước khi tuyển binh…
Ảnh 1 : Lớp ấu học ở nhà thầy đồ thanh bạch, thầy áo sờn vai, trò áo vá.
Ảnh 2: Lớp sơ học tại nhà thầy đồ khá giả.
Không có những ghi chép chi tiết về việc tổ chức dạy và học ở Đàng Trong trong chính sử, tuy nhiên các kỳ thi có giám khảo, giám thị… thí sinh trúng cách và phương thức bổ dụng thì Lê Quí Đôn có ghi chép trong Phủ Biên Tạp Lục : “ Ở Thuận Quảng và Phiên trấn, từ Đoan quốc công Nguyễn Hoàng đến Đỉnh quốc công Nguyễn Phúc Chú trong khoảng bảy đời, cứ 5 năm thì khiến học trò các huyện đến cả trấn dinh mà thi một ngày, thơ một bài, văn một bài, lấy tri phủ tri huyện làm sơ khảo, ký lục bản dinh làm phúc khảo, lấy đỗ bao nhiêu người, khai đủ họ tên, nộp tại quan cai bạ phó đoán sự, cho làm nhiêu học tuyển trường, miễn cho tiền gạo sai dư trong 5 năm, gọi là quận thí mùa xuân, đó là phép đặt trường tuyển lính, thì lấy nhiêu học miễn lính ở đầu thời Trung hưng. Cứ 9 năm thì học trò các phủ huyện đều đến thi ở dinh Phú Xuân. thi chỉ 3 ngày, ngày thứ nhất văn tứ lục 3 bài, ngày thứ hai thơ phú mỗi thể một bài, ngày thứ ba sách văn một bài; lấy quan văn chức, tri phủ tri huyện làm sơ khảo, nha úy làm giám khảo, ngoại tả ngoại hữu làm giám thi; lấy trúng cách bao nhiêu người khai sổ đệ nộp. Họ nguyễn phê định ba hạng, hạng giáp là hương cống, bổ làm tri phủ, tri huyện, hạng ất là sinh đồ bổ làm học quan, huấn đạo, hạng bính cũng là sinh đồ, hoặc bổ làm lễ sinh, hoặc cho làm nhiêu học cả đời; treo bảng ở trước công đường, gọi là hội thí mùa thu, đó là phép ba năm một khoa thi hương thường làm vậy. Họ Nguyễn lại thi một bài thơ để định cao thấp mà bổ chức, người ta cũng gọi là thi đình.”( s đ d , tr 152).
Để minh họa , chúng tôi rút những thông tin từ ĐNTLTB và kê trong bảng sau:
Thứ tự | Khoa thi | Năm thi | Thời Chúa Nguyễn Phúc | Nhiêu học | Chính đồ | Hoa văn | Thám phỏng |
1 | Nhâm Thân | 1632 | Nguyên | Có | Có | ||
2 | Bính Tuất | 1646 | Lan | 8 | 24 | ||
3 | Canh Tý | 1660 | Lan | 5 | 15 | ||
4 | Kỷ Mùi | 1670 | Tần | Có | Không | ||
5 | Quí Hợi | 1683 | Tần | Bỏ | 4 | Bỏ | 34 |
6 | Ất Hợi | 1695 | Chu | 15 | 5 (có thi Đình) | 22 | 10 |
7 | Quý Tỵ (kỳ I) | 1713 | Chu | 97 | 41 | ||
Quý Tỵ (kỳ II) | 1713 | Chu (tự ra đề) | 1 | 10 |
Qua bảng kê nói trên, ta có thể thấy thời chúa Nguyễn Phúc Lan và chúa Nguyễn Phúc Chu, việc tổ chức các kỳ thi tương đối tốt , nhiều người trúng cách khoa chính đồ và hoa văn . Riêng thời chúa Nguyễn Phúc Tần, chiến tranh liên miên nên chúa mở khoa thi Thám phỏng (hỏi thêm tình hình Đàng Ngoài), hầu như lo tuyển lính chứ rất hạn chế tuyển nhiêu học vì nhà chúa sợ các quan khi tổ chức tuyển trường ăn hối lộ để cho học trò trúng cách nhiêu học quá nhiều ( vì nhiêu học được miễn lính, miễn đóng sai dư)…Chúa Nguyễn Phúc Tần cũng bỏ kỳ thi Hoa văn (thi viết chữ đẹp, được tuyển thơ lại) mà tổ chức thi Thám phỏng để tuyển những nho sinh nắm được thực tiễn xã hội, chính trị, quân sự cả hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài. Còn chúa Nguyễn Phúc Chu từng tổ chức thi Đình, có khi tự tay ra đề cho thí sinh, đủ thấy vị chúa này rất quan tâm đến lãnh vực giáo dục .
Lê Quí Đôn từng nhận định : “ Họ Nguyễn trước chuyên giữ một phương chỉ mở thi hương, song chuyên dùng lại tư, không chuộng văn học, ít thu lượm được người tuấn dị…Người đậu thi hương, bắt đầu bổ làm tri phủ tri huyện , chỉ coi việc kiện tụng, thứ nữa là làm ký lục thì chỉ giữ việc đòi thu thuế khóa, những kế lớn mưu lớn thì không hỏi han gì đến , còn bọn tiểu học hậu sinh thì cũng không có sự nuôi dạy tác thành. [Thế mà ] văn mạch một phương , dằng dặc không dứt, thực đáng khen lắm!”(s đ d . tr242)
Hình 3: Các vị trúng cách được đãi tiệc thời vua Nguyễn
Liệu nhận định của Lê Quí Đôn về giáo dục Đàng Trong có chính xác không ?
Chỉ mới nghiên cứu mặt giáo dục ở làng Đồng Di thôi, chúng ta đã thấy có huấn đạo, lễ sinh do chúa Nguyễn bổ dụng. Các nhiêu học truyển trường không những được miễn lính, miễn tiền sai dư. Làng có văn miếu được cấp học điền, được miễn tô thuế ở các ruộng lễ văn miếu. Các vị nhiêu học không bổ làm quan nhưng miễn tiền sai dư, không bắt lính là một hình thức tạo điều kiện cho các vị làm thầy đồ ở các làng , lo dạy học trò lớp ấu học, sơ học, trung học để dự thi nhiêu học ở trấn dinh. Không có phương sách hay về giáo dục thì làm sao có “văn mạch một phương, dằng dặc không dứt” được!
Đồng Di là một trong những làng có nhiều vị khoa bảng và hiển đạt :
Làng Đồng Di được thành lập vào thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Đặc biệt các vị khai canh xuất thân là những nhà nho khoa bảng, từng đổ cao trong các kỳ “thu vi hội thí”, được bổ dụng Ký lục, Văn chức, về sau có Hàn Lâm, Thị Giảng…Ngày xưa các nho sĩ coi Khổng Tử là thánh nhân và khi họ đỗ đạt vinh hiển, hoặc chưa đỗ đạt nhưng có mở lớp dạy học trò thì họ thường tổ chức thờ phụng , tế lễ vị vạn thế sư biểu họ Khổng. Văn miếu Đồng Di được hình thành như thế.
Vị đệ nhất khai canh của làng là Phạm Quang Hựu , nho sĩ trúng cách khoa Chính đồ được bổ Văn chức, bạn tâm phúc với thế tử Nguyễn Phúc Lan thời Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên. Văn chức Phạm Quang Hựu từng xung phong giữ chức Ký lục Quảng Nam để theo dõi bào đệ Nguyễn Phúc Anh của thế tử. Khi Nguyễn Phúc Nguyên mất, thế tử kế thống thì Nguyễn Phúc Anh làm phản, Ký lục Phạm Quang Hựu bí mật báo với Nguyễn Phúc Lan và chúa Nguyễn dẹp được loạn. Sau khi trừ loạn Nguyễn Phúc Anh, Phạm Quang Hựu về Chánh dinh được giữ chức Nội tán, tước Vân Hiên hầu. Vân Hiên Hầu là đại thần trung nghĩa, khi ở chức Nội tán , từng can gián chúa Nguyễn Phúc Lan khi chúa suýt phạm thói tửu sắc hoặc xa xỷ. Em trai của Vân Hiên Hầu là Chiêu Đức Bá Phạm quí công ( khuyết danh), từng đổ khoa Chính đồ, được bổ dụng Văn chức, khai canh Đồng Di Đông. Về sau, thời vua Thành Thái, Duy Tân, các vua từng sắc phong ông là Hàn Lâm Viện Chiêu Đức Bá . Có khả năng ngài Nha úy Lê Quang Hiến là thân phụ của Lê Quang Tri, Lê Quang Đại. Khi Lê Quang Đại ra làm quan thì có nhà ở làng Xuân Hòa, còn Lê Quang Tri tiếp tục ở Đồng Di. Lê Quang Tri là thân phụ của Lê Cao Kỷ. Khi Lê Cao Kỷ hiển đạt , giữ chức thị giảng quốc sư, đã xây dựng Văn miếu Đồng Di.
Ảnh 4: Sắc phong thần do vua Duy Tân ban năm 1909.
Sau đây là phần phiên âm và dịch nghĩa của đạo sắc:
SẮC CHỈ THỪA THIÊN PHỦ, PHÚ VANG HUYỆN, ĐỒNG DI XÃ, TÔNG TIỀN PHỤNG SỰ ĐOAN TÚC DỰC BẢO TRUNG HƯNG CHÁNH QUẢN THỊ GIẢNG QUỐC SƯ TUẤN ĐỨC HẦU LÊ CÔNG CHI THÀN, ĐOAN TÚC DỰC BẢO TRUNG HƯNG CHÁNH QUẢN NỘI TÁN KHAI CANH TÂY THỔ VÂN HIỀN HẦU PHẠM CÔNG CHI THẦN, DỰC BẢO TRUNG HƯNG LINH PHÒ KHAI CANH ĐÔNG THỔ CHIÊU ĐỨC BÁ PHẠM CÔNG CHI THẦN, TIẾT KINH BAN CẤP SẮC PHONG CHUẨN KỲ PHỤNG SỰ.
DUY TÂN NGUYÊN NIÊN, TẤN QUANG ĐẠI LỄ KINH BAN BẢO CHIẾU ĐÀM ÂN LỄ LONG ĐĂNG TRẬT ĐẶC CHUẨN Y CỰU PHỤNG SỰ DỤNG CHÍ QUỐC KHÁNH NHI THÂN TỰ ĐIỂN.
KHÂM TAI
DUY TÂN TAM NIÊN BÁT NGUYỆT THẬP NHẤT NHẬT (có đóng ấn)
Dịch nghĩa:
Sắc chỉ cho phủ Thừa Thiên, huyện Phú Vang, xã Đồng Di; từ trước đã phụng sự các lễ tiết của các vị thần:
Đoan túc Dực bảo trung hưng Chánh quản Thị Giảng Quốc Sư Tuấn Đức Hầu Lê công.
Đoan túc Dực bảo trung hưng Chánh quản Nội Tán khai canh Tây thổ (vùng đất phí a Tây của làng) Vân Hiền Hầu Phạm công.
Dực bảo trung hưng linh phò khai canh đông thổ (vùng đất phía Đông của làng) Chiêu Đức Bá Phạm Công.
Các vị thần này đã từng được sắc phong y chuẩn việc thờ phụng.
Năm Duy Tân nguyên niên, nhân dịp lễ tấn quang từng ban bảo chiếu đàm ân (truy cập đến các tổ tiên đời trước) cho thăng trật chuẩn y việc thờ phụng như trước, để ghi lại nền phúc khánh của nước nhà và bày ra khuôn phép của việc tế tự.
Khâm Tai
Duy Tân năm thứ ba, tháng tám, ngày 11.
Ai là người có công xây dựng Văn miếu Đồng Di và biến văn miều này thành quan miếu?
Lê Quang Hiến từng tâu xin chúa Nguyễn miễn sưu thuế một số ruộng để làng Đồng Di lo tế lễ Khổng Tử và khai canh Vân Hiền Hầu, thường năm ngày tế lễ có tổ chức ca xướng kiểu văn nghệ dân gian. Làng xếp Lê Quang Hiến là người có công hàng đầu, sau Vân Hiền Hầu , Chiêu Đức Bá. Như thế tiền thân của Văn miếu Đồng Di là do Lê Quang Hiến tổ chức, có thể là miếu thờ cỡ nhỏ ở học hiệu , nơi ngài dạy học khi hưu trí.Có khả năng , Lê Quang Đại ( con trai của Lê Quang Hiến ) từng theo học ở học hiệu Đồng Di, sau khi đỗ đạt , được bổ dụng thì không ở Đồng Di nữa. Lê Quang Đại từng thường trú ở Hà Khê khi đã giữ chức Hộ Bộ kiêm Binh Bộ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương.
Nhưng người bỏ công bỏ của, quyên góp để xây dựng văn miếu bề thế , tấu trình lên chúa Nguyễn Phúc Khoát , biến văn miếu làng thành quan miếu của huyện Phú Vang là Tuấn Đức hầu Lê Cao Kỷ, thị giảng quốc sư thời võ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Chúng tôi xin trích một đoạn ghi chép sự kiện này trong Hương phổ Đồng Di :
Ảnh 5: Một trang của Hương Phổ Đồng Di (bản B 1969)
có ghi chép Tuấn Đức hầu Thị Giảng Quốc Sư .
Phần phiên âm: “ Sơ thời công gia tại hạ ấp , nam cận lý lộ , bắc cận tiền Tri huyện Huệ thổ trạch. Hậu thăng vi quốc sư nãi mãi Hồ tộc chi thổ viên, kiến lâp văn miếu ngũ gian , tồn hậu điện thổ lập vi gia trạch. Văn miếu thành tấn vi quan miếu , tấu thỉnh lễ sanh nhị viên, huấn đạo nhất viên , ứng hậu tại miếu. Hữu khắc tứ đạo đề cương thơ bản tác quỵ , thơ bản tàng tại tả hữu điện . Tứ phương sĩ tử , vân tập ấn chi.”
Dịch nghĩa : “ Thời trước ngài có nhà ở cuối làng, nam gần đường cái, bắc gần trước đất nhà của ông tri huyện Huệ . Về sau ngài được thăng quốc sư bèn mua đất vườn của họ Hồ , dựng văn miếu 5 gian, còn phần đất sau miếu thì dựng nhà riêng. Khi dựng xong văn miếu thì văn miếu trở thành quan miếu, ngài tâu với chúa mời hai viên lễ sinh, một viên huấn đạo đến làm việc ở miếu. Phía phải miếu thờ có khắc 4 đạo đề cương , cùng các bài thơ sáng tác, cất giữ ở tả hữu điện. Sĩ tử bốn phương thường lui tới sinh hoạt ở miếu…”
Sự dị biệt nghiêm trọng ở hai Hương phổ và hai tư văn nghi tiết :
Đọc hương phổ Đồng Di thấy hai bản sao năm 1966 và 1969 có những điểm dị biệt , nhất là những ghi chép về ngài Hiến Đức hầu. Vậy phải điều tra nguyên nhân về những dị biệt ấy . Một nguồn tài liệu rất quan trọng khác, cần tra cứu , đó là tư văn tế lễ, trong đó người xưa đã sắp hạng các vị khai canh được phong thần.
Ở làng Đồng Di hiện nay , cụ Đinh Như Đay còn phụng giữ hai thư tịch quan trọng:
- Tư văn tế tự nghi tiết ( bản A);
- Đồng Di xã nghi thức tế văn (bản B).
Cả bản A và bản B đều là bản sao từ bản cũ, bản A được sao từ bản cũ mà làng đã đốt, còn bản B là được sao từ bản A.
Bản A gồm 16 trang., người chịu trách nhiệm sao chép từ bản cũ là cựu tộc trưởng Đinh Viết Áp . Thật vậy ở trang 16 có ghi:
“Tuế thứ Bính Ngọ niên thập nhất nguyệt nhị thập bát nhật.
Hướng thượng tân tự chỉ cọng thập lục trương .
Phụng thừa sao cựu tộc trưởng Đinh Viết Áp tự
Ảnh 6: Trang 16 của bản A.
Bản B gồm 8 trang , người sao là Nguyễn Phúng . Thật vậy ở trang 9 ( trang phụ) có ghi : “ Tuế thứ Kỷ Dậu niên thập nguyệt thập tam nhật .
Tự chỉ cọng tám trương phụng sao y nguyên văn cựu bản . Nguyễn Phúng phụng tả.”.
Ảnh 7: Trang cuối ( phụ trang thứ 9) của bản B.
Để thấy độ tin của 2 thư tịch , chúng tôi xin trích các vị nhân thần của Đồng Di được ghi theo hạng bậc một cách tôn kính trong hai bản A, B như sau:
Bản A: 1/Quang ý Đoan túc dực bảo trung hưng chánh dinh Nội tán Tham khảm khai canh triệu cơ Tây thổ Vân Hiên Hầu Phạm quí công.
2/ Đoan túc dực bảo trung hưng linh phò Hàn lâm viện khai canh triệu cơ Đông thổ Chiêu Đức Bá Phạm quí công.
3/ Chánh dinh Tham nghị tặng Đôn Hậu công thần đặc tấn trụ quốc Vinh lộc đại phu đại lý tự khanh Hiến Đức Hầu Lê quí công.
4/ Quang ý Đoan túc dực bảo trung hưng Chánh dinh Thị giảng quốc sư Tham khảm khai canh Tuấn Đức hầu Lê quí công.
5/ Quảng nam dinh ký lục tặng Đại lý tự khanh Tham nghị khai canh Triêm Ân Hầu Phạm quí công…
Bản B: 1/ Quang ý Đoan túc dực bảo trung hưng linh phò chánh dinh Nội tán tham khảm khai canh triệu cơ Tây thổ Vân Hiên Hầu Phạm quí công.
2/ Đoan túc dực bảo trung hưng linh phò hàn lâm viện khai canh triệu cơ Đông thổ Chiêu Đức Bá Phạm quí công tôn thần.
3/Quang ý Đoan túc dực bảo trung hưng Chánh dinh Thị giảng Quốc sư Tham khảm khai canh Tuấn đức hầu Lê quí công tôn thần .
4/ Đoan túc dực bảo trung hưng linh phò Quảng Nam dinh Ký lục tặng Đại lý tự khanh Tham nghị khai canh Triêm Ân Hầu Phạm quí công tôn thần .
5/ Đoan túc dực bảo trung hưng linh phò Chánh dinh Tham nghị tặng Đôn hậu công thần Đặc tấn trụ quốc kim tử vinh lộc đại phu Đại lý tự khanh khai canh Hiến Đức Hầu Lê quí công tôn thần .
Đối chiếu hai bản thì thấy bản B không sao y nguyên văn bản A, người phụng sao đã thêm nhiều nhân thần vào tư văn; nghiêm trọng nhất là đã đưa ngài Hiến Đức hầu Lê Quí công từ hàng thứ ba xuống hàng thứ năm. Khi bổ sung hương phổ năm 1966, 1969 làng đã tham khảo bài viết của cụ Bửu Kế trên tạp chí BKSG để tôn tạo hương phổ và soạn lại tư văn nghi tiết. Làng đã nhập hai vị Lê Quang Hiến ( thời chúa Nguyễn Phúc Chu) và Lê Quang Vĩ (con nuôi Tuấn Đức hầu Lê Cao Kỷ,thời chúa Nguyễn Phúc Khoát) thành một vị Hiến Đức Hầu .Hậu quả là làng đã gây bức xúc cho một phái họ Lê Quang Đồng Di. Cụ Đinh Như Nhưng , cựu trưởng phái họ Đinh Như từng trong ban nhạc lễ của làng kể lại năm 1969 làng tế thần , sau khi đọc sớ thì một cụ thuộc phái Lê quang đã lấy tờ sớ không cho làng đốt vì quá bức xúc. Không bức xúc sao được khi cụ tổ họ Lê trở thành con nuôi của Thị giảng quốc sư, thế thứ tụt xuống 4 đời và cụ tổ Hiến Đức Hầu vào năm 1966 còn đứng hàng thứ 3, lại bị giáng xuống làm hàng thứ 5 vào năm 1969(?). Tất nhiên trong tế lễ năm 1969, làng dùng bản B(1969) để viết văn sớ. May thay cụ Đinh Như Đay còn giữ bản A, tức bản cũ, trong bản này Hiến Đức Hầu là tiên hiền trên cả Tuấn Đức Hầu. Ngoài ra , con của Hiến Đức Hầu Lê Quang Hiến là Hộ Bộ kiêm binh bộ Lê Quang Đại , không có trong tư văn 1966 , bỗng nhiên lại có mặt trong tư văn 1969 và trong văn sớ .Ông này mất năm 1745 thì rất vô lý khi phải làm con của Lê Quang Vĩ( con nuôi của Tuấn Đức hầu), lại về Hà Trung để khai canh làng Bàn Môn trong những năm đầu triều Thiệu Trị, dựng nhà thờ để thờ Hiến Đức Hầu Lê Quang Vĩ . Hương phổ làng Đồng Di chép rằng các vị chức sắc của làng từng sắm lễ vật, về Bàn Môn kỵ ngài Hiến Đức Hầu.
Vấn đề đã rõ, làng Đồng Di đã nhầm lẫn ngài Lê Quang Vĩ, con nuôi của Lê Cao Kỷ , với ngài Lê Quang Hiến là ông nội của Lê Cao Kỷ và đã đưa ngài Hộ Bộ kiêm Binh Bộ Lê Quang Đại vào hương phổ , văn sớ ; thậm chí còn ghi mộ của Hộ Bộ kiêm Binh Bộ là “ lăng Ba Vành”. Thật trớ trêu khi nhóm các nhà nghiên cứu khẳng định lăng Ba Vành là lăng của Lê Quang Đại là dựa vào Hương phổ Đồng Di, trong khi làng Đồng Di khi sửa lại Hương phổ Đồng Di năm 1966, lại thêm Hộ Bộ kiêm Binh Bộ Lê Quang Đại vào là dựa vào bài viết của cụ Bửu Kế năm 1961! Trước năm 1966, làng Đông Di không bao giờ biết Hộ Bộ kiêm Binh Bộ Lê Quang Đại .
Như chúng tôi đã chứng minh trong bài nghiên cứu trước đây, làng Đồng Di từng xếp ngài Lê Quang Hiến trước Thị giảng quốc sư Tuấn Đức Hầu, vì ngài Lê Quang Hiến là ký lục, nha úy từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu, trước Thị giảng quốc sư Lê Cao Kỷ hai đời. Ngài Lê Cao Kỷ có con trai là Lê Quang Liêm, con nuôi là Lê Quang Vĩ. Khi Thị giảng quốc sư bị Trương Phúc Loan bức tử năm 1766 thì Lê Quang Vĩ trốn vào nam theo Tây sơn. Năm 1786 ngài không còn ở Đồng Di nữa nhưng trở lại Đồng Di để sùng tu văn miếu cùng từ đường họ Lê phía sau văn miếu. Làng Đồng Di nhầm Lê Quang Vĩ là Lê Quang Hiến , khi trình Bộ Lễ Nam triều, thời Thành Thái để xin phong thần thì Hiến Đức hầu không được phong, do vị nhân thần này có hành trạng không rõ ràng. Hơn nữa nếu Hiến Đức Hầu là Lê Quang Vĩ thì ông này từng có quan hệ với Tây Sơn nên Bộ Lễ triều Nguyễn không phong thần là tất nhiên. Tuy nhiên khi viết Hương phổ Đồng Di vào năm Thiệu Trị nhị niên, cũng như viết tư văn nghi tiết tế lễ, ngài Đinh Như Kinh vẫn theo người xưa xếp Hiến Đức Hầu ( Lê Quang Hiến ) trên Thị giảng quốc sư Lê cao Kỷ và không hề biết Hộ Bộ kiêm Binh bộ Lê Quang Đại, vì ông này đã không còn sống ở làng từ lâu.
Lê Quang Vĩ từng trùng tu văn miếu .Hương phổ Đồng Di chép: “Sơ thời Chánh dinh Ký lục quan [ Tuấn Đức Hầu Lê Cao Kỷ] kiến lập văn miếu chánh điện ngũ gian . Chí Tham nghị quan [Lê Quang Vĩ] tái sùng tu văn miếu chánh điện , cập tăng tác tiền đường nghi môn thạch thành bàn kỹ, cực kỳ quan mỹ, tứ vi dai hữu chuyên tường miếu tích , tịnh tả hữu dai chế long phụng hình, cực kỳ chế độ”…
Hiện trạng văn miếu Đồng Di:
Cụ Đinh Như Kinh khi soạn Hương phổ Đồng Di cho biết Văn miếu Đồng Di nhiều lần do lụt lớn nên bị hư hại nặng. Văn miếu cũng bị hư hại nặng thời Tây Sơn. Có khi do làng đứng ra quyên góp để tôn tạo, mà cũng có khi do các vị quan lớn của làng đứng ra trùng tu. Cho đến năm 1969, dẫu văn miếu có hư hại do chiến tranh nhưng làng Đồng Di vẫn còn tổ chức tế lễ Đức Khổng Tử và ngài Thị Giảng Quốc Sư. Thế nhưng hiện nay văn miếu Đồng Di chỉ là một phế tích, còn một nghi môn bị rễ cây bồ đề bao phủ và đoạn tường loang lỡ bao trước mặt văn miếu . Chỉ cần xem xét các loại gạch của nghi môn này cũng biết làng từng tận dụng các loại gạch của các thời trước để tôn tạo văn miếu . Lác đác thấy vài viên đá kê cột , gần dấu vết nền móng văn miếu, có thể hình dung văn miếu Đồng Di xưa là một công trình kiến trúc khá bề thế.
Ảnh 8 : Nghi môn của Văn miếu Đồng Di
và dãy tường phía trước văn miếu còn sót lại của phế tích.
Ảnh 9: Các loại gạch bìa của nghi môn văn miếu Đồng Di.
Ảnh 10: Đá kê cột Văn miếu Đồng Di
Lại có một chậu hóa sớ giấy, đồ mã…được tạo tác bắng đá gạch nằm phía phải sau nền miếu …thì có thể biết được đường thần đạo của văn miếu xưa và vuông góc đường thần đạo của từ đường Thị Giảng Quốc Sư . Di vật này nằm trước từ đường thờ Hiến Đức Hầu ( Lê Quang Hiến , từng giữ chức Ký lục, Nha úy Chánh Dinh), Thị giảng quốc sư Tuấn Đức Hầu Lê Cao Kỷ , Tham Nghị Lê Quang Vĩ…
Ảnh11: Chậu hóa vàng mã trước từ đường Hiến Đức Hầu, Tuấn Đức Hầu…
Tiền thân của từ đường này là học hiệu do Hiến Đức Hầu dựng, nơi từng có tế lễ Đức Khổng Tử và có hộ ca xướng . Về sau người cháu Lê Cao Kỷ thành danh, dựng văn miếu Đồng Di với nhà 5 gian bề thế ở bên trái của học hiệu. Quan Tham Nghị Lê Quang Vĩ( con nuôi của Tuấn Đức Hầu Lê Cao Kỷ đã từng sùng tu văn miếu Đồng Di và xây dựng nghi môn và tường bao .
Hướng đề xuất :
Văn miếu-Học hiệu Đồng Di là một bằng chứng vật thể về việc chúa Nguyễn từng cử học quan, huấn đạo, lễ sinh lo việc học hành thi cử đến cấp huyện.
Và cũng nhờ việc nghiên cứu ở Đồng Di , chúng tôi rõ vì sao Đại Nam Chính biên liệt truyện ghi Hộ Bộ kiêm Binh Bộ Lê Quang Đại có nguyên quán Phú Vang. Nhưng vì sau khi ra làm quan thì không còn sống ở làng Đồng Di, chẳng có công đức gì với làng Đồng Di. Lê Quang Đại đã rời làng và thường trú tại làng Xuân Hòa, ông là người họ Lê duy nhất từng làm Hộ Bộ kiêm Binh bộ thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát và trong lịch sử Việt nam . Thời Lê Thánh Tông không có một thượng thư Bộ Hộ kiêm thượng thư Bộ Binh như chúng tôi từng chứng minh trước đây… Làng Đồng Di đã thêm Hộ Bộ kiêm Binh Bộ Lê Quí công vào hương phổ và tư văn nghi tiết từ năm 1966 với những dòng y như những dòng viết về Hộ Bộ kiêm Binh Bộ trong bài viết của cụ Bửu kế năm 1961.
Nhân đây chúng tôi cũng rất mong nhà nước tiến hành khảo sát các di tích thuộc làng Thanh Thủy, Đồng Di, Công Lương như Cầu Ngói Thanh Toàn, Miếu Đôi , Văn miếu Đồng Di, đình làng Đồng Di, Phủ thờ Duệ Tôn Nguyễn Phúc Thuần , phủ Công Lương ( theo nghiên cứu của chúng tôi thì phủ này có tiền thân là biệt thự Phấn Dương của Trương Phúc Loan…) để sớm qui hoạch các di tích này thành cụm di tích thời chúa Nguyễn. Ngoài việc bảo tồn tôn tạo, cụm di tích này là nơi có thể tổ chức các hình thức ca xướng dân gian ở văn miếu Đồng Di , hoặc những hoạt động học hành thi cử thời chúa Nguyễn Đàng Trong, hoặc làm sống dậy trang sử biểu tình chống thuế, chống sưu ( tức chống thực dân Pháp mà trung tâm là phủ Công Lương)…Chúng tôi sẽ công bố những nghiên cứu của chúng tôi nhằm chứng minh chồng của bà Trần Thị Đạo là khâm sai Phan Trọng Phiên ( sau đổi là Phan Lê Phiên) và tiền thân của phủ Công Lương là biệt thự Phấn Dương của Trương Phúc Loan. Hy vọng vùng Thanh Thủy-Đồng Di-Vân Thê – Công Lương- Vân Dương sẽ trở thành một cụm di tích lịch sử văn hóa quan trọng đối với khoa học lịch sử và đối với hoạt động du lịch của tỉnh nhà.
Huế-20-11-2008
Tác giả bài viết: Trần Viết Điền
Ý kiến bạn đọc