...Phật giáo đã hòa nhập vào từng phong tục lãnh thổ và đã hình thành nên sự phong phú, đa dạng trong cách thờ phượng của Phật giáo.Phật giáo phân thân để hòa nhập nhưng nguyên thể không hai. Nói cách khác, phương pháp thờ Phật mọi miền tuy khác nhau nhưng biểu tượng và nghĩa lý không khác.
1. Tín-ngưỡng ở Giao-châu Trước khi các tông-giáo tràn vào, người Việt chắc đã tôn-sùng những mãnh-lực thiên-nhiên, như núi sông, sấm chớp. Những di-tích còn lại không những ở trong tập-tục của dân-gian, mà trong điển-lệ tế-tự, nay còn những vị thần, được thờ tại rất nhiều nơi, mà không ai biết rõ gốc-tích từ đâu tới. Thần Cao-sơnchắc cũng là đức-thánh Tản-viên, thần Long-thủy có lẽ gốc ở thác Bờ. Lại như các đền hay "chùa" Pháp-Vân, Pháp-Vũ, Pháp-Lôi, Pháp-Ðiện hẳn là di-tích các thần mây, mưa, sấm, chớp.
1. DỊCH Hình như vạn hữu bắt đầu tự hư vô. Bởi vì hư vô là biên tế cùng cực vừa hữu lý vừa vô lý của lý niệm. Nó là biên tế hữu lý của lý niệm vì ba lý do: (a) Tác nhân của hiện hữu chỉ đồng tính mà không đồng cách với hiện hữu ấy. Đồng tính nhưng không đồng cách, vì là tương quan nhân quả. (b) Tác nhân của hiện hữu đồng tính nhưng không đồng thời với chính hiện hữu ấy, vì là sự vận chuyển của sinh thành và hủy diệt. (c) Hư vô và hiện hữu được truy nhận trong tương quan đối đãi.
Theo từ điển, chữ Vạn có nghĩa có nguồn gốc từ tiếng Phạn “ स्वस्तिक”, đọc là svastika, là một biểu tượng chữ thập với bốn đầu mút cong về góc trái và hướng sang bên trái, có hướng xoay cùng chiều kim đồng hồ. Tên gọi svastika (gồm chữ sv và asti ghép lại) hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là "phúc lộc, an khang, thành công thịnh vượng" (Wikimedia).